Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý
A,Lí thuyết
1.Khái niệm :
-Đoạn văn là một phần của văn bản được quy ước từ chỗ viết hoalùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và trình bày một ý hoàn chỉnh.
2.Các cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn
-Diễn dịch
-Quy nạp
-Tổng phân hợp
-Móc xích
-Song hành
B,Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
1,Khái niệm
Đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là đoạn văn bàn về một vấn đề
thuộc lĩnh vực tư tưởng,đạo đức,lối sống của con người.
2,Trình tự triển khai trong đoạn văn
-Đoạn có thể triển khai theo cách diễn dịch,quy nạp,song hành,móc xích hoặc
tổng phân hợp.
-Có 2 cách người viết thường áp dụng đó là diễn dịch và tổng phân hợp.
+Diễn dịch là cách trình bày đi từ ý chung đến các ý chi tiết cụ thể.Câu chủ đề
đứng ở đầu đoạn văn.
+Tổng phân hợp là đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn và được lặp lại
và nâng cao hơn nữa ở kết đoạn.
3,Cấu trúc đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí theo cách tổng phân
hợp.
a,Mở đoạn:
Giới thiệu và nêu vấn đề nghị luận1-2câu
b,Thân đoạn
*Giải thích cụ thể các từ ngữ hình ảnh,khái niệm và chốt lại vấn đề nghị luận1-2 Câu
*Phân tích,chứng minh để khẳng định vấn đề 7-8 câu
-Dùng thao tác lập luận phân tích,chứng minh để chỉ ra vai trò,ý nghĩa của vấn
đề.
-Dẫn chứng:Là những câu chuyện về những con người nổi tiếng trong thực tế
xã hội.
*Bình luận mở rộng:(2-3 câu)
-Phản đề
-Phê phán những vấn đề khác
-Mở rộng ra những vấn đề khác.
c,Kết đoạn:Khái quát vấn đề liên hệ bản thân <1-2 câu>
C,Luyện tập
Đề bài:Viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức giản dị trong cuộc sống
1,Mở đoạn:giới thiệu và nêu vấn đề nghị luận “Sự cần thiết cảu đức tính giản dị
trong cuộc sống”
2,Thân đoạn:
*Giải thích : Giản dị là sống một cách đơn giản,tự nhiên không cầu kì phô
trương
trong lối sống.
*Sự cần thiết của đức tính giản dị
-Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người,làm cho con người trở nên
thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè… góp phần làm sáng lên nhân
cách của mỗi con người.
-Giản dị tạo nên sự thanh thản,bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã,thư thái
trong nhịp sống.
-Giản dị khiến con người hòa đồng với tự nhiên,gắn bó sâu sắc với các cá nhân
khác.
-Sống giản dị sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa.
*Dẫn chứng : Bác Hồ-người cha già của dân tộc Việt Nam là tấm gương sáng về lối sống giản dị.
-Ở cương vị chủ tịch nước nhưng người có lối sống vô cùng giản dị . Nơi ở của
Người là chiếc nhà sàn nhỏ bên cạch chiếc ao . Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn
vẹn
có vài phòng : phòng tiếp khách , họp bộ chính trị , phòng làm việc và ngủ. Đồ
đạc
phòng rất mộc mạc đơn sơ.Trang phục của Người chỉ có vài bộ quần áo bà ba
nâu,chiếc áo trấn thủ,đôi dép lốp.Người ăn uống cũng rất đạm bạc chỉ có vài
món
ăn dân dã như rau luộc,cá kho,cà muối,cháo hoa…
-Người còn giản dị trong lời nói và bài viết…
*Bình luận mở rộng
-Giản dị không có nghĩa là hà tiện,xuyềnh xoàng,dễ dãi.
-Phê phán những người sống xa hoa,lãng phí,phô trương.
-Lối sống giản dị cần phải phù hợp với hoàn cảnh và môi trường