CHUYÊN ĐỀ VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
*CÁC NỘI DUNG TÌM HIỂU.
–Thực trạng bạo lực học đường tại Việt Nam hiện nay
–Biểu hiện của bạo lực học đường là gì?
+Dấu hiệu trẻ là người bắt nạt bạn bè
–Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
–Cách ứng phó khi trẻ vướng vào bạo lực học đường
–Cách phòng tránh nạn bạo lực học đường
Trường học- nơi gieo hạt và ươm mầm hạt giống tri thức, nơi những ước mơ được chắp cánh bay xa và là nới nuôi dưỡng nhân cách măng non của đất nước. Ấy thế mà giữa sân trường rợp bóng phượng đỏ, giữa tiếng cười hồn nhiên của tuổi học trò. Nơi tưởng chừng an toàn lành mạnh ấy, lại đáng tồn tại một thứ âm ỉ và đáng sợ nhất của tuổi học trò. Trong môi trường trường học, không chỉ còn là những quyển vở, hay trang giấy và tình bạn trong sáng mà là nơi chứa đựng biết bo những nước mắt, sự sợ hãi và những vết thương khó nhìn thấy. Đó cũng là khi bảng đen không còn những điều đúng, sai. Khi mà ánh mắt thầy cô, bạn bè không còn sức chở che thì sự im lặng trở thành đồng lõa. Bạo lực học đường như con sóng ngầm đầy sự lãnh lẽo đang lặng lẽ cuốn trôi sự hồn nhiên trong sáng của chốn học đường, là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về một vẫn nạn nhức nhối cần được nhìn nhận và giải quyết một cách kịp thời
1.Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là những hành vi bắt nạt, xâm hại, tấn công của một hoặc một tập thể đến một cá nhân nào đó tại môi trường học tập. Bất kì ai cũng có thể là nạn nhân của bạo lực học đường, bất kể gia cảnh, học lực, tính cách, … Tuy nhiên, những em học sinh yếu thế, hiền lành, nhút nhát, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi hay có ngoại hình khác biệt thường dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt.
-Bạo lực ngôn từ: Hành vi dùng lời nói, từ ngữ có tính xúc phạm, miệt thị, châm chọc, đe dọa hay có những lời bình luận thiếu tôn trọng đến ngoại hình, cách hành xử, tính cách của nạn nhân.
-Bạo lực thân thể: Bất kì hành động tiếp xúc thân thể không mong muốn nào xảy ra giữa kẻ bắt nạt và nạn nhân, bao gồm các hành động như nắm, giật tóc, khạc nhổ nước bọt, xô đẩy, tát, đấm đá, … gây nên những vết thương trên cơ thể, có thể để lại thương tích lâu dài như sẹo, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị tàn tật vĩnh viễn.
-Bạo lực bằng các áp lực xã hội: Là dạng bắt nạt thông qua việc nói xấu, lan truyền tin đồn, phớt lờ, châm biếm, làm bẽ mặt đối tượng với bạn bè xung quanh nhằm cô lập, tách biệt nạn nhân ra khỏi nhóm, lớp hoặc trường học.
-Bạo lực tâm lý: Bao gồm những hành vi có chủ đích gây hại cho người khác về mặt tâm lý. Họ có khả năng thao túng tâm lý và sử dụng điều đó để gây căng thẳng, huỷ hoại tự trọng, giá trị bản thân của nạn nhân. Đây được xem là một trong những loại bạo lực nguy hiểm nhất vì nhiều nạn nhân không nhận thức được họ đang bị bạo lực. Về lâu dài, sức khỏe thể chất cũng sẽ bị ảnh hưởng.
-Bạo lực mạng: Là những hành vi nói xấu, lăng mạ, bình phẩm hoặc công khai bí mật, hình ảnh về người khác thông qua các nền tảng mạng xã hội. Hành vi này có thể diễn ra bất kỳ lúc nào và đôi khi chỉ nạn nhân và người bắt nạt biết rõ.
3.Biểu hiện của trẻ bị bạo lực học đường là gì?
-Trẻ bị bạo lực học đường, chúng ta rất dễ quan sát và nhận thấy
-Lo lắng, sợ hãi, khó ngủ về đêm, tâm lý không ổn định.
-Ít nói hơn, ngại giao tiếp với mọi người.
-Không còn hứng thú, vui vẻ đến trường, thành tích học tập bị sa sút.
-Thường xuyên bị mất đồ dùng học tập, sách vở.
-Xuất hiện những vết bầm dập trên cơ thể, sức khỏe bị ảnh hưởng.
4.Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Vấn nạn bạo lực học đường xuất phát từ những nguyên nhânkhác nhau bao gồm:
– Bản thân: Theo báo cáo từ Viện khoa học giáo dục Việt Nam, học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông thường tham gia vào bạo lực học đường. Ở lứa tuổi này, tâm sinh lý của trẻ thường có nhiều sự thay đổi rất dễ dẫn đến bị ảnh hưởng từ bạn bè, đôi khi bốc đồng về quan điểm, và hành vi mất kiểm soát. Từ sự sai sót về kỹ năng ứng xử và có sự lệch lạc trong suy nghĩ, bản thân dễ có những hành động không đúng đắn với bạn bè.
– Gia đình: Gia đình ít quâm tâm chia sẻ, đồng hành nhiều cùng con cái. Cách hành xử của người thân trong gia đình ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành phẩm chất của trẻ. Bởi thế, trẻ thường bị ông bà, cha mẹ la mắng, đánh đập nặng nề, đó lành nguyên nhân dẫn tới các hành vi bắt nạt bạn bè. Ngoài ra, việc phụ huynh cho con xem nhiều sách báo, phim ảnh, game có tính bạo lực cao cũng có thể khiến trẻ trở nên hung hăng, ngông cuồng hơn.
– Nhà trường: Môi trường giáo dục không lành mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Nếu trường học không có các biện pháp kỷ luật nghiêm với các tình huống bắt nạt thì rất dễ tái diễn trường hợp tương tự. Ngoài ra, trường học có thể gây ra tổn thương về thể chất, tâm lý cho trẻ cũng là nguồn cơn để bạo lực học đường diễn ra ngày ngày.
– Cộng đồng, xã hội: Những cộng đồng có kinh tế suy giảm, chất lượng sống kém ảnh hưởng đến cộc sống, tâm lý của trẻ. Khi cảm thấy bị áp bức, bất mãn, trẻ dễ có xu hướng cư xử bạo lực hơn. Ngoài ra, xã hội thiếu gắn kết, thờ ơ cũng khiến tình trạng bạo lực ở thanh thiếu niên gia tăng.
5.Hệ quả của bạo lực học đường
Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn có tác động tiêu cực đến gia đình, nhà trường và xã hội:
-Đối với trẻ bị bắt nạt: Ngoài tổn thương về thể chất, các em sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo âu, trầm cảm, muốn thu mình lại, giảm hiệu suất học tập, sợ phải đến trường. Những điều này sẽ góp phần tăng tỉ lệ bỏ học ở trẻ, ảnh hưởng đến tương lai của các em, của gia đình và xã hội. Khi bạo lực diễn ra lâu dài dưới sự chứng kiến của nhiều người, trẻ không nhận được sự giúp đỡ dần sẽ trở nên tự ti, mất niềm tin vào mọi người xung quanh, nghiêm trọng nhất là các em chọn kết thúc cuộc đời đầy áp lực về tâm lý và đau đớn về thể xác.
– Đối với trẻ bắt nạt bạn bè: Nếu bị tố cáo có hành vi bắt nạt, trẻ sẽ phải chịu những hình phạt từ phía nhà trường hoặc tệ hơn là chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đã đủ tuổi vị thành niên. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ bắt nạt về lâu dài có tâm lý không ổn định. Chính vì thế, chúng sẽ luôn gặp rắc rối trong các mối quan hệ của mình và có xu hướng ngược đãi bạn đời và con cái khi lớn lên. Trên con đường sự nghiệp, những người này cũng luôn gặp khó khăn để phát triển bản thân cũng như duy trì một công việc ổn định.
– Đối với gia đình: Khi trường học có dấu hiệu bạo lực học đường, phụ huynh rất lo lắng. Vì cha mẹ không biết liệu con của mình có bị ảnh hưởng bởi vấn nạn này hay không. Thậm chí, nhiều phụ huynh phải tìm cho con môi trường giáo dục khác để cảm thấy an toàn và bảo vệ trẻ tốt hơn.
-Đối với nhà trường: Một khi tình trạng bắt nạt diễn ra tại trường, những học sinh còn lại sẽ thấy lo lắng, sợ hãi. Thậm chí, các em cảm thấy bị đe dọa, ảnh hưởng đến tinh thần và kết quả học tập. Từ đó khiến chất lượng giáo dục đi xuống, làm giảm sút uy tín của nhà trường.
-Đối với xã hội: Những đứa trẻ thường xuyên bắt nạt bạn bè nếu không được chấn chỉnh kịp thời, sửa đổi đúng hướng sẽ dễ trở thành người thích ẩu đả, xúc phạm người khác. Thậm chí, họ có thể gây rối trật tự xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp văn hóa, đạo đức của cộng đồng.
6.Biện pháp phòng chống bạo lực học đường với nhà trường:
– Tăng cường giáo dục đạo đức và kĩ năng sống thông qua các chuyên đề tìm hiểu về bạo lưc học đường được tổ chức và giảng dạy tại trường học.
-Lồng ghép, kết hợp việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh thông qua các tiết hoạt động trải nghiệm.
-Thực hiện trực trường đối với giáo viên và nhân viên trong trường để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bạo lực học đường để có các biện pháp can thiệp sớm.
-Lập đội an toàn an ninh trường học có sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh để kịp thời phát hiện và xử lí hành vi bạo lực học đường.
-Nhà trường đã lắp hệ thống camera giám sát ở trong các lớp học và một số địa điểm khác trong trường học như: hành lang các tầng, khu để xe của học sinh….
– Thành lập tổ tư vấn học đường để lắng nghe và hướng dẫn học sinh biện pháp xử lí
-Mời các chuyên gia đến nói chuyện, tư vấn cho học sinh.
-Lập trang Wes để học sinh có thể lên tìm hiểu và tố cáo những hành vi bạo lực học đường diễn ra trong trường.
– Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với các hành vi bạo lực.